Chia sẻ kinh nghiệm chứng minh tài chính du lịch Châu Âu cho người mới

Đi du lịch Châu Âu thực chất không quá khó nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ ngay từ đầu. Tuy nhiên, nó sẽ khó khăn nếu như bạn chưa có kế hoạch đầy đủ và đây là lần đầu tiên ban đến Châu Âu. Chính vì thế, kinh nghiệm chứng minh tài chính du lịch Châu Âu sẽ dễ dàng giúp bạn chuẩn bị đầy đủ cho chiến đi sắp tới.

Giới thiệu về visa du lịch Châu Âu

Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, đây là loại visa được phép đi lại vào 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen. Những nước này bao gồm: Pháp, Đức, Thụy Điển, Bỉ, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Luxembourg, Liechtenstein.

Ngoài ra, các vương quốc nhỏ và vùng lãnh thổ như Vatican & San Marino (thuộc Ý), Monaco, Andorra cũng cho phép người có visa Schengen nhập và xuất cảnh. Không chỉ vậy, nếu bạn có Visa du lịch Châu Âu bạn sẽ có cơ hội dễ dàng xin visa ở các nước khác, ví dụ như bạn xin đi Nhật hay Mỹ, hoặc Úc.

Tour du lịch Châu Âu
Tour du lịch Châu Âu

Khi đã có visa Schenge, bạn chỉ cần làm thủ tục nhập cảnh/xuất cảnh 1 lần duy nhất khi nhập cảnh tại nước đầu tiên và xuất cảnh tại nước cuối cùng thuộc khu vực Schengen. Còn lại ở đoạn giữa bạn có thể di chuyển tự do giữa 26 nước này mà không cần làm bất kỳ thủ tục nào khi đi du lịch Châu Âu. Mặc dù rất tiện lợi nhưng bạn nên lưu ý là bạn cần phải luôn mang theo passport vì có khả năng cảnh sát sẽ kiểm tra dù bạn được tự do đi lại trong khối.

Hồ sơ xin visa đi du lịch Châu Âu

Visa Schengen cho phép người sở hữu được di chuyển tự do giữa 26 nước thành viên trong thời gian thị thực có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc đương đơn sẽ chỉ cần phải hoàn thành thủ tục xin visa một lần duy nhất để đi du lịch khắp Châu Âu.

Các quốc gia Châu Âu sở hữu nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Ảnh: Internet)
Các quốc gia Châu Âu sở hữu nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Ảnh: Internet)

Để chuẩn bị hồ sơ xin visa Schengen, đương đơn cần phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ và tài liệu chứng minh nhân thân, chứng minh lao động, chứng minh tài chính, và hồ sơ liên quan tới chuyến đi. Mỗi mục tài liệu này đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định kết quả thị thực.

Khối Schengen Gồm Những Quốc Gia Nào?

Khối Schengen Gồm Những Quốc Gia Nào?
Khối Schengen Gồm Những Quốc Gia Nào?

Để biết được khi có visa Schengen sẽ đi được những nước nào? Bạn cần nắm rõ những quốc gia thuộc khối Schengen. Hiện tại theo hiệp ước Schengen, đã có 26 quốc gia tham gia vào khối Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Luxemburg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Italy, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, và Na Uy, Iceland và Thụy Sĩ.

Có Bao Nhiêu Loại Visa Schengen?

Có Bao Nhiêu Loại Visa Schengen?
Có Bao Nhiêu Loại Visa Schengen?

Có 3 loại visa Schengen chính là A, D và C. Nếu bạn đi Châu Âu với mục đích du lịch thì chỉ có loại A và loại C thôi nhé.

Visa Schengen loại A

Visa Schengen loại A là visa quá cảnh, cho phép du khách lưu trú lại 1 trong 26 nước thuộc khối Schengen trong thời gian ngắn trước khi đi đến nước thứ 3 và KHÔNG ĐƯỢC rời khỏi khu vực quá cảnh trong sân bay. Đáng buồn là loại visa này hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam. Vậy nên nếu muốn quá cảnh ở một quốc gia Schengen, bạn cần xin visa loại C.

Visa Schengen loại C

Visa Schengen loại C là thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong vào 6 tháng sau khi được cấp visa. Ngay khi bạn nhập cảnh vào một nước thuộc khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa đã được tính rồi nhé. Bạn có thể dùng visa loại C để đi du lịch, thăm người thân hay quá cảnh.

Visa Schengen loại D

Visa Schengen Loại D là thị thực dài hạn, có hiệu lực đến tận 180 ngày. Visa này nhằm hỗ trợ cho mực đích học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các trường hợp được cấp giấy phép cư trú.

Những giấy tờ cần thiết

Tất cả giấy tờ cần thiết chuẩn bị cho hồ sơ xin visa Schengen đều phải qua dịch thuật tiếng Anh và công chứng.

Giấy tờ cá nhân và form xin thị thực

Đối với đơn xin thị thực, bạn có thể tải mẫu từ bên cấp visa.

Hộ chiếu phải còn hạn trên 6 tháng. Nếu hộ chiếu của bạn từng đi các nước trong châu Âu; Anh, Mỹ và Australia hay Nhật và Hàn Quốc, tỷ lệ đậu sẽ cao hơn. Nếu đổi hộ chiếu mới, bạn phải nộp kèm hộ chiếu cũ để người kiểm tra biết bạn từng có visa những nước này.

Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị sổ hộ khẩu và 2 ảnh thẻ 3,5×4,5 cm, phông trắng và chụp trong khoảng thời gian không quá 6 tháng.

Lam sao de xin visa di chau Au? Hinh anh 3
Mọi giấy tờ trong hồ sơ xin visa phải có bản dịch thuật tiếng Anh kèm công chứng.

Giấy tờ liên quan đến chuyến đi

– Bảo hiểm du lịch quốc tế hoặc của khối châu Âu: Tôi mua bảo hiểm online giá khoảng 600.000 đồng.

– Vé máy bay đã đặt: Trong trường hợp chưa mua vé máy bay, bạn có thể đặt vé lấy code, chưa cần thanh toán.

– Xác nhận đặt phòng khách sạn.

Ngoài yêu cầu của đại sứ quán, tôi tự làm thêm một bản kế hoạch du lịch gồm những nơi mình đến cũng như tham quan. Bạn hãy trình bày cụ thể để đại sứ quán thấy mình nghiêm túc trong việc xin visa du lịch ở nước bạn.

Giấy tờ chứng minh công việc

– Hợp đồng lao động: Nếu không có bản song ngữ, bạn phải dịch thuật sang tiếng Anh và công chứng.

– Đơn xin nghỉ phép: Hãy nêu rõ thời gian bạn nghỉ. Trong đơn, bạn cần chữ ký của giám đốc nơi làm việc. Tất nhiên, đơn bằng tiếng Anh.

Đối với những bạn kinh doanh thì chuẩn bị giấy phép đăng ký kinh doanh và biên lai nộp thuế. Nhớ dịch sang tiếng Anh kèm theo công chứng.

Chứng minh tài chính

Bạn cần sổ tiết kiệm từ 200 triệu trở lên và có thời hạn gửi trên 2 tháng. Hãy lên ngân hàng xin giấy xác nhận số dư (bản song ngữ).

Nếu không đủ thời gian 2 tháng để tiền trong ngân hàng, bạn có thể làm sổ gửi tiền theo quý và không được rút ra trong vòng 3 tháng. Phần này rất quan trọng. Nếu chứng minh bạn có nhiều tiền trong tài khoản, tỷ lệ đậu visa của bạn sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất. Nếu đã lên kế hoạch đi châu Âu, bạn nên tạo một vài giao dịch gửi tiền qua lại. Khi nhìn vào, người ta sẽ thấy bảng sao kê thuyết phục hơn là không có giao dịch nào.

Xem thêm:  Chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu dễ dàng để xin được Visa

Một số lưu ý khác về chứng minh tài chính du lịch Châu Âu

– Bạn cần có 1 thẻ tín dụng quốc tế để chi tiêu; đặt vé máy bay; đặt phòng khách sạn nếu đi du lịch tự túc. Nếu chưa có thẻ, bạn phải đăng ký làm trước khi nộp hồ sơ thị thực nhé.

– Trong trường hợp đi du lịch theo nhóm, chỉ cần 1 người có thẻ tín dụng quốc tế là đủ. Nhưng người đó phải làm giấy xác nhận sẽ dùng thẻ tín dụng đó chi trả cho những người đi cùng.

– Trong hồ sơ xin visa, bạn phải nộp bản photo thẻ tín dụng kèm theo. Khi photo, bạn có thể che đi 8 số ở giữa, mặt sau che đi 3 số mã xác nhận nhé. Bạn có thể in thêm 1 bảng sao kê tài khoản tháng gần nhất của ngân hàng.

– Các bản dịch tiếng Anh giấy tờ: Bạn có thể tự dịch hoặc tìm đến các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp. Lưu ý là bản dịch và chính xác và đúng quy định.

Một số lưu ý khác về chứng minh tài chính du lịch Châu ÂuMột số lưu ý khác về chứng minh tài chính du lịch Châu Âu

Những lưu ý bao đậu hồ sơ xin visa du lịch Châu Âu

Để gia tăng tỉ lệ thành công khi xin visa du lịch Châu Âu, bạn nên quan tâm nhất vào bộ hồ sơ mà bạn đã chuẩn bị. Du Lịch Việt lưu ý bạn như sau:

Hồ sơ xin visa cần phải minh bạch và rõ ràng: Tuyệt đối không được làm hồ sơ giả hay khai gian các hoạt động nghề nghiệp. Toàn bộ hồ sơ phải đầy đủ và chính xác. Bạn cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để minh chứng cho chuyến du lịch Châu Âu. Việc trình bày điều kiện tài chính trong hồ sơ không tốt hoặc không rõ ràng có thể sẽ cản trở việc xin visa du lịch Châu Âu.

Bạn cần chứng minh mục đích của chuyến đi. Bởi hiện nay tình trạng nhập cư trái pháp ở các nước Châu Âu rất nóng, và bạn phải làm sao chứng mình được mình chỉ có ý định sang Châu Âu đi du lịch, tuyệt đối không ở lại.

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ chungminhthunhap.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *