Cách xóa Nợ xấu và công nghệ làm sạch nợ xấu tinh vi thời @
Để biết được nợ xấu là gì thì các bạn cần biết Ngân hàng nhà nước phân chia khách hàng ra thành 5 nhóm nợ:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn là những khoản vay trong hạn và bị quá hạn từ 1 đến 9 ngày,
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý- nợ xấu (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn-nợ xấu (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ-nợ xấu (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn -nợ xấu (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5. … Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 10 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của chung trong giới tín dụng chuyên ngành.
Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm nợ xấu mọi người thường hiểu như thế nào?
Nếu không có việc kêu cứu “bơm tiền” duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Nếu không có việc “khuyến mãi lớn” “mua 1 tặng 2” của các doanh nghiệp thương mại xả hàng tồn kho thu hồi vốn. Nếu không có việc các doanh nghiệp phá sản hàng loạt. Và nếu không có việc nợ lương, công nhân mất việc làm. Thì cụm từ “nợ xấu” đã không được truyền thông dư luận “luộc đi ninh lại” sục sôi, và người tiêu dùng đâu có biết tới “cái chết” tức tưởi hàng loạt doanh nghiệp cùng bản chất nghiêm trọng của một nền kinh tế mà “sức khỏe” đang có vấn đề.
Nợ xấu là gì? Định nghĩa nợ xấu của NHNN trong một văn thư ngày 22 – 4 – 2005, thì nợ xấu là những khoản nợ phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn) nhóm 4 (nghi ngờ) nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Từ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi / hoặc gốc trên 90 ngày. Nợ xấu được xác định trên hai yếu tố: Đã quá hạn 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS (chuẩn mực chung báo cáo tài chính). Còn theo định nghĩa nợ xấu của phòng Thống kê – Liên hiệp quốc IAS (quy định chung báo cáo tài chính) cũng có những yếu tố như VAS đang được áp dụng hiện hành trên thế giới. Và khi khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ khó được ngân hàng phê duyệt vay lại ít nhất 5 năm.
Vậy là nợ xấu là nợ khó đòi. Cũng có khả năng “hóa vàng”.
Trình tự xóa nợ xấu như thế nào
Trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 30 – 10 – 2012, để lắng nghe ý kiến của các Đại biểu Quốc hội về tình hình Kinh tế – Xã hội 2012 – 2013, thì người đứng đầu ngành ngân hàng chỉ xin phép nói về hai vấn đề nhức nhối nhất là xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng cho rằng xử lý nợ xấu là trách nhiệm của nhiều cơ quan trong đó có cả Quốc hội và Chính phủ. Và ông khẳng định chỉ riêng cá nhân ông thì không thể hứa gì về quá trình này.
Cũng có cái đúng. Nói nợ xấu của hệ thống ngân hàng là chưa chính xác. Nợ xấu là của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Còn hệ thống ngân hàng chỉ là nơi hứng chịu, giữ hộ doanh nghiệp khối nợ xấu đó. Con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng mà NHNN công bố được dư luận xã hội đánh giá có phần “phiến diện” nên đổ lỗi cho hoạt động ngân hàng. Khi mà chưa có cách nhìn khách quan và chính xác về bản chất nguồn gốc nợ xấu thì khó có thể đưa ra được giải pháp đúng để xử lý nợ xấu.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng chỉ là bên cho vay. Còn việc sử dụng vốn vay thế nào, có hiệu quả hay không tùy thuộc bên đi vay, đó là doanh nghiệp.
Bản thân doanh nghiệp cũng muốn sử dụng vốn vay toàn diện có hiệu quả để đồng vốn có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan là khó khăn, biến động bất thường của kinh tế trong và ngoài nước, một số rủi ro về mặt chính sách vĩ mô khiến hoạt động của doanh nghiệp không được như mong muốn. Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên không có tiền trả nợ và lãi ngân hàng, từ đó phát sinh nợ xấu cao nhiều hơn thời điểm khác.
Nói như vậy không có nghĩa ngân hàng không có lỗi. Nếu tuân thủ nghiêm các quy định, quy trình cấp tín dụng, kiểm tra sát sao việc sử dụng vốn của khách hàng, thì sẽ hạn chế nhiều nợ xấu. Ví dụ: Các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Giá trị tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu phải bằng 135{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} giá trị của các khoản nợ xấu chẳng hạn.
Lý thuyết là như vậy. Nhưng trong thực tế nảy sinh nhiều vấn đề không giống như lý thuyết.
Có cách nào để xóa nợ xấu không
Hiện con số nợ xấu theo công bố của NHNN (202.000 tỷ đồng – chiếm 8,6{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} tổng dư nợ) thì nó lớn gấp 2 lần con số thống kê của các tổ chức tín dụng (117.000 tỷ đồng – chiếm 4,47{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} tổng dư nợ). Điều đó cho thấy không ít các tổ chức tín dụng đã không minh bạch, thậm chí cố tình che giấu nợ xấu. Có khoảng 85.000 tỷ đồng không được các tổ chức tín dụng đưa vào nợ xấu. Cũng có nghĩa từng ấy nợ xấu chưa được trích lập dự phòng rủi ro. Đó là chưa kể việc phân loại nợ xấu của Việt Nam hiện còn cách khá xa so với chuẩn quốc tế, chủ yếu dựa vào các định lượng về số ngày quá hạn trả nợ đơn thuần nên chưa chính xác.
Hai nữa, giá trị tài sản đảm bảo được tính ở thời điểm nào? Các tổ chức tín dụng thường “áng chừng” tại thời điểm phát sinh món nợ, tức là trước thời điểm món nợ ấy chuyển thành nợ xấu một khoảng thời gian khá dài. Như vậy là cho tới nay giá trị tài sản ấy có thể đã không còn như tính toán ban đầu. Hơn thế, đa phần tài sản đảm bảo là bất động sản, trong khi chỉ tính từ đầu năm tới nay giá nhiều loại bất động sản đã giảm sâu tới 30 đến 40{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51}.
Thêm nữa, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ rất phức tạp. Mặc dù pháp luật cho phép ngân hàng được quyền trực tiếp nhận tài sản về, hoặc bán tài sản cho bên thứ ba, hoặc nhận trực tiếp tài sản khấu trừ nợ. Nhưng trên thực tế ngân hàng không thể trực tiếp làm được điều đó, bởi pháp luật quy định là phải sang tên qua thủ tục công chứng. Trong khi để công chứng được, theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì hợp đồng mua bán tài sản phải là chủ tài sản hoặc là chủ tài sản ủy quyền.
Song nhiều chủ tài sản cố tình gây khó khăn không chịu bàn giao tài sản hoặc không ủy quyền cho ngân hàng thậm chí họ còn phản đối. Bế tắc ấy cuối cùng ngân hàng phải làm cái việc bất đắc dĩ là đưa nhau ra tòa mất rất nhiều thời gian có thể là vài năm kèm theo chi phí không nhỏ. Đồng thời nợ xấu cộng thêm lãi vay ngày càng tăng cao theo thời gian trôi qua…
Nợ xấu nay đang là nợ xấu của cả nền kinh tế.
Cần có sự chung tay của toàn bộ nền kinh tế kể cả nhà nước chứ không thể phó mặc cho các ngân hàng tự lo. Ngân hàng cần lựa chọn các doanh nghiệp tốt để hỗ trợ với cơ chế ưu đãi lãi suất để giảm chi phí sản xuất giảm giá thành sản phẩm kích cầu sức mua, với doanh nghiệp có thể tồn tại phát triển thì ngân hàng bơm vốn. Tuy nhiên thị trường không cần sự tồn tại của những doanh nghiệp quá yếu. Do vậy cơ chế phá sản, giải thể doanh nghiệp cần được mạnh dạn áp dụng.
Theo nghĩa “làm sạch” bảng cân đối tài sản của các doanh nghiệp thì có thể, nhưng xử lý dứt điểm nợ xấu thì không. Đó là chưa kể rủi ro tiềm ẩn là rất lớn do sự thiếu minh bạch về thông tin. Các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế nhìn vào Việt Nam sẽ khó phân biệt được “thực – giả” về tình trạng nợ xấu. Ví dụ như “đảo nợ”, tức là cho vay mới để trả nợ cũ. Như vậy tổng dư nợ không thay đổi song thời điểm phát sinh khoản vay có thể thay đổi, kéo theo thời điểm trả nợ cũng thay đổi.
Do đó có khoản nợ để nguyên sẽ xếp vào loại nợ quá hạn, nợ xấu. Vì cho vay đảo nợ nên món nợ được nâng lên trở thành nợ nhóm 1. Nghĩa là bảng cân đối tài sản sẽ “sạch sẽ” và các tổ chức tín dụng cũng không phải trích lập dự phòng rủi ro, giúp cải thiện các con số về lợi nhuận. Có trường hợp lại đi lòng vòng. Không cho doanh nghiệp A vay để đảo nợ, mà cho doanh nghiệp B vay, sau đó doanh nghiệp A lấy khoản tiền vay của B để đảo nợ và ngân hàng hạch toán khoản nợ xấu sang cho doanh nghiệp B.
Khoản nợ xấu đã được chuyển cho khách hàng mới, mặc dù tình trạng nợ xấu không thay đổi. Cho vay đảo nợ khiến nợ xấu không phản ánh đúng thực chất. Công nghệ “làm sạch nợ xấu” chỉ là một thủ thuật không làm đẹp tính minh bạch mà nó còn xấu đi.
Người đứng đầu ngành ngân hàng mới đưa ra hai vấn đề nhức nhối nhất là xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Thực hiện đề án do NHNN xây dựng, tính đến nay đã có 6 ngân hàng tiến hành tái cơ cấu theo lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN. Còn xử lý nợ xấu, NHNN phát đi thông điệp sẽ thành lập Công ty mua bán nợ xấu trực thuộc NHNN với số vốn 100.000 tỷ đồng để mua lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.
Nhưng câu hỏi đặt ra liên quan đến nợ xấu là để làm gì?
Việc thành lập các doanh nghiệp chuyên mua bán nợ xấu và tài sản tồn đọng không có gì mới trong kinh tế thị trường. Song việc thành lập một Công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN để mua lại nợ xấu của các ngân hàng thương mại thì rất cần phải nghiên cứu, bởi lấy tiền nhà nước để cứu ngân hàng thương mại là điều dễ rủi ro. Công ty ấy sẽ là Công ty TNHH một thành viên do nhà nước mà cụ thể là NHNN làm chủ sở hữu. Một khi chính công ty ấy phá sản thì sao? Và người ta đặt câu hỏi sẽ là NHNN là người “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khi mà Bộ Tài chính cũng có một Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC). Thì tại sao nợ xấu của các ngân hàng thương mại lại không “chào bán” cho DATC?
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2012 có hơn 26.000 doanh nghiệp phá sản giải thể ngừng hoạt động do thua lỗ, tăng 5,4{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} so cùng kỳ năm trước. Vậy là đã có hơn 50.000 doanh nghiệp đã “chết” hoặc “ngắc ngoải” hoặc “chết lâm sàng” kể từ năm 2011 tới giữa năm nay. Lại có cả doanh nghiệp tự “biến mất”… Bức tranh khó khăn của doanh nghiệp, một tình huống dễ bị tổn thương. Có năm tình thế làm “sức khỏe” các doanh nghiệp yếu đi: Lạm phát – Lãi suất cao – Chính sách tiền tệ siết chặt – Thị trường chứng khoán ảm đạm – Các dự báo liên tục thay đổi.
Các doanh nghiệp phá sản hàng loạt nó như một “hiệu ứng domino” gây nên nhiều hệ lụy: Lao động mất việc làm, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông và nợ ngân hàng. Khu vực doanh nghiệp phá sản tiêu biểu bắt đầu từ xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng, dự án đắp chiếu, bong bóng bất động sản xì hơi, giao thông vận tải biển sắm tàu “siêu trường” “siêu trọng” nhưng “quá đát” vì tuổi đời xấp xỉ 30, công nghệ cũ, lạc hậu mà trị giá tới vài trăm tỷ đến nghìn tỷ đồng trở thành những “con tàu ma” khổng lồ dập dềnh trên các vùng biển từ Bắc đến Nam đang bị chủ hàng siết nợ. Vinashinlines đành bó tay nhìn tàu nằm chết.
Đại gia phố Núi ôm một đống bất động sản xây sẵn ở thành phố Hồ Chí Minh quyết định hạ 50{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} giá căn hộ mà không làm người mua “xúc động”. Trên hộp thư điện tử của tôi luôn có nhà đầu tư chào bán căn hộ “Ngôi nhà mơ ước” “giá rẻ chưa từng có” và cho vay tiền ngân hàng lãi suất ưu đãi trả một nửa còn lại trả chậm 10 năm sau hẳn mục đích là đảo nợ. Song “mãi lực” rất thấp. Thỉnh thoảng họ lại chào nhắc.
Để cứu doanh nghiệp thoát hiểm NHNN “quất roi” các ngân hàng thương mại “hạ trần” lãi suất cho vay đồng thời cũng “hạ nền” lãi suất tiền gửi. Doanh nghiệp “cười” còn lớp người làm công ăn lương “mếu” vì hy vọng tiền lãi tiết kiệm từ số tiền dành dụm có thể cộng tiền lương duy trì cuộc sống lương thiện nay bị bóp lại trong khi Bộ Tài chính tuyên bố năm 2013 không thể tăng lương tối thiểu theo lộ trình. Trong khi giá cả cứ leo thang không theo lộ trình. Hệ lụy này chồng lên hệ lụy khác. Kích cầu mà không có lương thì lấy gì mà ăn mà mua. Chủ tịch Quốc hội đã nói thế.
Doanh nghiệp đang khốn đốn vì kinh doanh đình trệ và phá sản. Ngân hàng đang lao đao vì nợ xấu và thanh khoản. Kéo theo một nền kinh tế sa sút khó kiểm soát cứ lúng túng trong cuộc truy tìm nguyên nhân…
Mọi sự tranh cãi nguyên nhân không có gì hơn chính là sự trả giá cho một thời ham hố chạy theo tăng trưởng nóng mà bỏ quên mọi nguyên tắc quản trị rủi ro. Tệ nạn tham nhũng tràn lan trong đầu tư đã làm nền kinh tế phát triển thiếu bền vững. Chính sách quản lý vĩ mô phải theo sau để điều chỉnh cục bộ. Sự đầu tư tràn lan không đúng mức của nhiều ngành mà tiêu biểu là xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông vận tải…cung vượt quá cầu đã “chôn chết” làm “ách tắc” nguồn tài chính không lưu thông được. Cái ham hố ấy là thói xấu “ăn xổi – ở thì” “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi”. Kinh tế thị trường là sự cạnh tranh nên sự đào thải trong thị trường không có gì phải nói. Nhưng có điều thiếu công bằng trong hỗ trợ giữa doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều phải nói khi mà vốn vay chiếm 80 – 90{f1c87110fa4dbffd4719e9803510f42f8043e37c0b32c3bb7b0eb17a7403cf51} là từ ngân hàng. Hậu quả là các ngân hàng và doanh nghiệp cùng “sống chung với lũ” khó khăn và không còn cách nào khác là phải tự nhìn lại mình để tìm kế thoát hiểm.
Nợ xấu không thể “botay.com”
vào lúc này. Mà cần có sự chung tay của toàn bộ nền kinh tế kể cả nhà nước chứ không thể phó mặc cho các ngân hàng tự lo. Cái lý của người đứng đầu NHNN về “xử lý nợ xấu” phần nào có lý khi ông nói cá nhân ông không thể hứa gì về quá trình này. Vậy thì có ai giỏi hơn không xin giơ tay?
Khiếu Quang Bảo
Địa chỉ hội sở : 85 Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh
Chi Nhánh1 : 144 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
Chi nhánh 2 : 6 Trần Phú, Phường 3, Quận 5, Hồ Chí Minh
Chi nhánh 3: 203 Nguyễn Trãi, quận 5, Hồ Chí Minh
Chi nhánh 3 : 384 Hoàng Diệu, Quận 4, Hồ Chí Minh